Cần chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp nhằm bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc và người tiêu dùng. Với lịch sử hơn 80 năm phát triển, kinh doanh đa cấp (KDĐC) đang ngày càng lớn mạnh, trở thành hiện tượng trên thế giới và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên, vài diễn biến gần đây đã làm “méo mó” ý nghĩa tốt đẹp của ngành KDĐC và đối với những doanh nghiệp, làm mất đi tính lành mạnh và ưu điểm nổi trội của ngành kinh doanh này thì sự sàng lọc là tất yếu. KDĐC - Cuộc cách mạng của thế kỷ XXI Thế kỷ XXI đang chứng kiến sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng và KDĐC phát triển mạnh chính nhờ việc đáp ứng được sự thay đổi thói quen mua sắm này. Trong khi mức tăng trưởng của ngành kinh doanh bán lẻ truyền thống ở Mỹ chỉ đạt 3%/năm thì chỉ số này của lĩnh vực KDĐC đạt tốc độc đáng kinh ngạc là từ 20%-30%/năm. Trong bối cảnh hàng triệu người mất việc, nạn thất nghiệp gia tăng thì ngành KDĐC cũng đã chứng tỏ mình như một giải pháp việc làm tối ưu trong nền kinh tế hiện đại. Hiện nay, KDĐC đã phát triển mạnh ở 125 nước trên khắp các châu lục. Trên thế giới có hơn 30.000 công ty phân phối theo mô hình KDĐC. Theo thống kê của WFDSA (Liên đoàn Bán hàng trực tiếp thế giới), doanh thu ngành bán hàng đa cấp trên toàn thế giới đạt hơn 100 triệu USD trong năm 2010, số người tham gia lao động trong ngành KDĐC là gần 75 triệu người. Việt Nam - Thị trường tiềm năng của KDĐC Tại Việt Nam, từ năm 1999 - 2000, bắt đầu xuất hiện một vài công ty KDĐC hoạt động với quy mô nhỏ, lẻ. Có công ty làm ăn nghiêm túc và cả đơn vị lợi dụng KDĐC để lừa đảo. Để hòa nhập với thế giới cũng như đáp ứng tình hình thực tế tại Việt Nam, hành lang pháp lý về KDĐC đã dần được hình thành. Cụ thể là Luật Cạnh tranh ban hành ngày 1-7-2005 và Nghị định 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý KDĐC. Theo báo cáo của các sở Công Thương, tính đến tháng 6-2011, trên toàn quốc đã có 63 doanh nghiệp (DN) được cấp giấy đăng ký KDĐC tại các địa phương. Đối với các DN nước ngoài, những công ty có lịch sử lâu đời về KDĐC trên thế giới như Amway, Avon, Herbalife, Oriflame, Sophie Paris, Tahitian Noni... đều đã tham gia thị trường Việt Nam. Theo Bộ Công Thương, tổng doanh thu 095013082011 095013082011 KDĐC đạt từ 614 tỉ đồng năm 2006 đã vương lên con số 2.799 tỉ đồng năm 2010, tăng hơn 4 lần sau 4 năm kể từ khi ngành này xuất hiện tại Việt Nam. Số lượng người tham gia KDĐC đã tăng từ 235.783 người năm 2006 lên 874.281 người năm 2010, cũng tăng gần gấp 4 lần sau 4 năm hoạt động của ngành tại Việt Nam. Theo báo cáo của các DN KDĐC, trong những năm qua, tổng số thuế các DN này đã nộp vào ngân sách Nhà nước đạt trên 1.200 tỉ đồng và số thuế thu nhập cá nhân đã nộp trên 170 tỉ đồng. Theo báo cáo của các sở Công Thương, tổng số tiền các DN KDĐC tham gia đóng góp vào các hoạt động xã hội tại Việt Nam là trên 8,4 tỉ đồng mà cụ thể là Công ty Tahitian Noni đã tặng 2 căn nhà “Đại Đoàn Kết” cho người dân nghèo tỉnh Tây Ninh, Công ty Sophie Paris đã trích 20.000 đồng doanh thu trên mỗi sản phẩm bán ra để quyên góp cho Tổ chức Từ thiện Saigon Children Charity, giúp sơn sửa một số trường tiểu học ở Đồng Nai. Thông qua hợp tác với hai tổ chức Operration Smile và Hands of Hope, Công ty Amway Việt Nam đã đóng góp 2,4 tỉ đồng để hỗ trợ các dự án cộng đồng trong 3 năm (2008 - 2010), giúp đỡ 2.200 trẻ em Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn... Chương trình Casa Herbalife cung cấp hỗ trợ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ em cơ nhỡ tại 43 quốc gia trên toàn thế giới và chương trình Herbalife Casa đầu tiên tại Việt Nam cũng vừa ra mắt vào tháng 7-2011 cung cấp dinh dưỡng và cải thiện bếp ăn cho trẻ em tại Trung tâm Nhân đạo Hòa Bình thuộc Hội Chữ thệp đỏ Việt Nam. Cuộc sàng lọc bắt đầu Thời gian qua, một số DN đã lợi dụng danh nghĩa KDĐC để trục lợi và thậm chí lừa đảo mà điển hình là vụ tuyên bố đóng cửa mới đây của một công KDĐC chuyên bán các loại thực phẩm chức năng. Sau các vụ sụp đổ này, nhiều người trong chính đường dây KDĐC này mới bắt đầu nhận ra rằng họ đã trở thành nạn nhân của kiểu kinh doanh từng vi phạm những điều cấm của pháp luật đối với ngành này như: yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hóa ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới KDĐC; trả thưởng cho thành viên mới chủ yếu dựa vào việc chiêu dụ thêm nhiều người mới cùng tham gia vào hệ thống; buộc người tham gia phải mua số lượng sản phẩm nhiều hơn mức họ có thể bán hoặc sử dụng và không cho phép trả lại hàng tồn... Vì vậy, để tránh tình trạng “một con sâu làm rầu nồi canh” này, Nhà nước cần có các biện pháp can thiệp và chấn chỉnh đối với hoạt động KDĐC nhằm bảo vệ lợi ích cho các DN hoạt động nghiêm túc. Có thể nói, cuộc chiến sàng lọc trong ngành KDĐC tại Việt Nam đang đến hồi gay cấn và chỉ có những DN làm ăn bài bản và có trách nhiệm cao đối với toàn bộ thành viên tham gia mạng lưới kinh doanh của mình cũng như khách hàng mới có khả năng “vượt vũ môn”. |
Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011
Kinh Doanh Đa Cấp
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét